2023-10-04

Tuyên bố của Liên đoàn "Những gia đình có người mất tích tại Karabakh" nhân dịp "30/8, Ngày Quốc tế Người mất tích"

Vào những năm 1990, 20% lãnh thổ được quốc tế công nhận của Azerbaijan đã bị lực lượng vũ trang Armenia chiếm đóng, kết quả là gần 4.000 công dân Azerbaijan đã mất tích trong cuộc chiến tranh Karabakh lần thứ nhất. Thật không may, sau cuộc xâm lược của quân đội, hơn 700 thường dân, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ và người già, đã biến mất cùng với các quân nhân.

Trong tổng số người mất tích, 872 người, bao gồm 29 trẻ em, 98 phụ nữ và 112 người già, bị bắt làm tù nhân hoặc ở lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, điều này được xác nhận bằng lời khai của các nhân chứng.

Trong một số trường hợp, có người mất tích cùng với các thành viên trong gia đình, họ hàng. Toàn bộ gia đình và các thế hệ đều bị sát hại. Nghiên cứu xác nhận rằng từ 2 đến 7 thành viên của 61 gia đình đã mất tích trong cuộc chiến tranh Karabakh lần thứ nhất mà không có thông tin nào về họ cho đến ngày nay. Đây là sự thiếu tôn trọng không chỉ đối với gia đình Azerbaijan có người mất tích mà còn đối với toàn thể nhân loại.

Sự thật và lời khai của nhân chứng xác nhận rằng trong quá trình Armenia chiếm đóng các vùng lãnh thổ có chủ quyền của Cộng hòa Azerbaijan trong Chiến tranh Karabakh lần thứ nhất, các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế đã bị vi phạm trắng trợn, dân thường bị nhắm đến, người già không thể rời khỏi nhà của họ trong một cuộc tấn công bất ngờ vào các khu định cư, họ đã bị thiêu cùng nhà cửa, bị đánh đập, tra tấn, treo cổ trên cây hoặc bị bắn thẳng tay.

Theo yêu cầu của luật nhân đạo quốc tế và nền tảng chính là Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949, quyền của gia đình được nhận thông tin về những người mất tích trong xung đột vũ trang được công nhận một cách chắc chắn. Tuy nhiên, gia đình có thành viên mất tích đã bị từ chối quyền này trong hơn 30 năm. Việc Armenia từ chối cung cấp thông tin về những người Azerbaijan mất tích đã khiến gia đình họ không ngừng chịu đựng sự đau khổ. Hậu quả của tình trạng vô nhân đạo của Armenia là hàng nghìn gia đình có thành viên mất tích đã buộc phải sống chung với nỗi đau của thảm kịch khủng khiếp này suốt 30 năm và không thể có được bất kỳ thông tin nào về người thân của mình.

Được biết, các vùng lãnh thổ của Azerbaijan bị chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Karabakh lần thứ nhất đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Armenia trong 30 năm. Vì lý do này, thông tin chi tiết về tất cả những người mất tích, bao gồm cả nơi chôn cất của họ, đều do phía Armenia nắm giữ. Cuộc phỏng vấn với truyền thông Armenia vào tháng 12 năm 2021 bởi Trung tướng Gagik Melkonyan, Nghị sĩ Armenia và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một lần nữa xác nhận điều này.

Trong cuộc phỏng vấn, Gagik Melkonyan nói rằng xác của hàng trăm quân nhân của quân đội Azerbaijan chết năm 1994 vẫn còn trên chiến trường và người Armenia đã chôn cất họ. Mặc dù Azerbaijan đã đưa ra lời kêu gọi chính thức tới Armenia thông qua trung gian hòa giải là các tổ chức quốc tế về vấn đề này nhưng không có phản hồi nào.

Vào tháng 9 năm 2020, Quân đội Azerbaijan, đã thực hiện chiến dịch phản công sau hành động khiêu khích của lực lượng vũ trang Armenia, giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng và thực thi các nghị quyết được Liên hợp quốc thông qua năm 1993. Tuy nhiên, sự ô nhiễm quá mức của những vùng lãnh thổ này bởi Armenia trong những năm bị chiếm đóng không cho phép những người bị trục xuất khỏi đó, bao gồm cả các gia đình có người mất tích, có thể hồi hương. Ngoài ra, Armenia không cung cấp cho Azerbaijan bản đồ bãi mìn chính xác hay bất kỳ thông tin nào về các ngôi mộ tập thể của những người mất tích.

Hơn 300 công dân Azerbaijan đã trở thành nạn nhân của các vụ nổ mìn trong ba năm qua do thiếu bản đồ bãi mìn.

Trong những năm gần đây, các cơ quan nhà nước hữu quan của Cộng hòa Azerbaijan đã thực hiện các bước trong việc làm rõ số phận của những người mất tích, bao gồm lấy mẫu sinh học từ các gia đình, trích xuất hồ sơ ADN và tiến hành khai quật ở các vùng lãnh thổ không bị chiếm đóng. Điều này đã tạo nên tia hy vọng cho các gia đình có người mất tích. Tuy nhiên, việc phát hiện 10 ngôi mộ tập thể trong thời gian ngắn và việc những đồng bào của chúng tôi bị tra tấn và chôn cất một cách vô nhân đạo là một sự đau lòng khôn siết.

Các phân tích, trong đó có thông tin của G. Melkonyan, cho thấy còn nhiều ngôi mộ tập thể mới vẫn chưa được phát hiện. Các nạn nhân chết do bị tra tấn, chôn tập thể và xóa bỏ mọi dấu vết chôn cất là biểu hiện vô cùng thiếu tôn trọng xét theo mọi giá trị nhân văn.

Chúng tôi, với tư cách là một tổ chức cộng đồng của các gia đình của gần 4.000 người Azerbaijan đã mất tích do cuộc xâm lược quân sự của Armenia chống lại Azerbaijan, yêu cầu Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cung cấp thông tin về những công dân Azerbaijan mất tích và các ngôi mộ tập thể cho phía Azerbaijan.

G.Melkonyan thuộc đảng chính trị do thủ tướng Armenia đứng đầu, do đó, Nikol Pashinyan ít nhất có thể cung cấp thông tin về vị trí của những ngôi mộ tập thể được G. Melkonyan nhắc đến trong cuộc phỏng vấn.

Chúng tôi, cũng như Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu, ông Charles Michel, và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, kêu gọi và gây áp lực với phía Armenia, buộc họ công bố thông tin về số phận những người mất tích và cung cấp thông tin về các ngôi mộ tập thể cho phía Azerbaijan.

Chúng tôi kêu gọi Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế và Ủy ban Quốc tế về Người mất tích tăng cường nỗ lực trong việc này.

Vấn đề người mất tích không chỉ liên quan đến Azerbaijan mà còn mang tính chất toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bổ nhiệm Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về những người mất tích.

Chúng tôi, gia đình của những người Azerbaijan mất tích, hy vọng rằng mọi xung đột vũ trang trên thế giới sẽ sớm kết thúc, hòa bình và yên bình được thiết lập trên toàn cầu và không có ai, bất kể quốc tịch, bị mất tích.

Đã ký:

Konul Behbudova

Chủ tịch Công đoàn "Những gia đình có người mất tích tại Karabakh" ngày 30 tháng 8 năm 2023

Search in archive